TOP 5 công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến hấp dẫn và hiệu quả

0
(0)

Để việc dạy học trở nên thú vị hơn, bạn có thể sử dụng các hình thức chơi game, giải đố vui nhộn. Dưới đây là TOP 5 công cụ hỗ trợ việc học online một cách hiệu quả mà GIAOVIENTHCS sẽ tổng hợp đến bạn thông qua bài viết sau.

1. Kahoot!

Giao diện trò chơi trên Kahoot! 

Kahoot! là một nền tảng học tập quen thuộc dành cho những ai yêu thích việc vừa chơi vừa học. Ở đây, giáo viên có thể tạo ra những câu hỏi dưới dạng multiple choice hoặc True/False, thêm hình ảnh, video để tăng tương tác với học sinh trong tiết dạy. Học sinh chỉ cần truy cập vào Kahoot! thông qua việc nhập mã code được cung cấp và bắt đầu trả lời. Điểm số sẽ được cập nhật tại leader board. Đây là một cách thú vị giúp người học có thể nhớ lại những kiến thức đã được nghe giảng, hay những bài lý thuyết khó nhằn cần phải nhớ lâu.

Video hướng dẫn sử dụng Kahoot!

Bạn có thể truy cập trang Kahoot! tại đây

2. Quizizz

Giao diện của Quizizz (Nguồn: Internet)

Đây cũng là một công cụ học online phổ biến và rất được ưa chuộng. Giáo viên có thể tạo ra những câu hỏi và trò chơi để tăng sự thú vị trong tiết học. Ngoài các dạng câu hỏi bình thường, bạn có thể thêm các khảo sát học tập, flashcard bài học thậm chí giao bài tập về nhà cho học sinh. Quizizz cũng là một công cụ hỗ trợ cho nhiều thiết bị khác nhau. Một điểm cộng cho nền tảng này chính là việc người chơi có thể hoàn thành bài kiểm theo tốc độ cá nhân, bài quiz sẽ kết thúc khi tất cả các người chơi hoàn thành xong. Leader board sẽ cập nhật điểm số liên tục cho những ai trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất.

Video hướng dẫn sử dụng Quizizz

Bạn có thể truy cập trang Quizizz tại đây

3. Baamboozle

Tạo ra các trò chơi sinh động cùng Baamboozle (Nguồn: Internet)

Baamboozle sẽ là nền tảng thú vị cho những buổi học cần sự tương tác và kết hợp giữa các nhóm học sinh. Các nhóm sẽ được chọn một câu hỏi bất kỳ để trả lời, ngoài ra cũng có bước tăng điểm và giành điểm nhằm tăng tính cạnh tranh trong quá trình tham gia. Với giao diện đơn giản, thao tác trực tiếp mà không cần link truy cập, đây là nền tảng thích hợp cho những bài dạy chạy nước rút. Tuy nhiên, vì không có nhiều hình thức để tham gia, Baamboozle cũng dễ gây nhàm chán cho học sinh khi muốn áp dụng lâu dài.

Video hướng dẫn sử dụng Baamboozle

Bạn có thể truy cập trang Baamboozle tại đây

4. Padlet

Giao diện của trang web học online Padlet (Nguồn: Internet)
Giao diện của trang web học online Padlet (Nguồn: Internet)

Padlet là một nền tảng giúp người dùng có thể tải lên, sắp xếp và chia sẻ nội dung lên các bảng thông báo ảo tương tự như Google Jamboard. Tuy nhiên, bạn không thể di chuyển nội dung trên Padlet, công cụ này phù hợp cho tính năng brainstorm hoặc reflection. Bạn không cần tải app để sử dụng, song vẫn có nhiều giới hạn đối với các tài khoản sử dụng miễn phí. Trong mùa dịch, Padlet dần trở thành công cụ được sử dụng phổ biến hơn đối với mảng giáo dục.

Video hướng dẫn sử dụng Padlet

Bạn có thể truy cập trang Padlet tại đây

5. myViewBoard

Đây là ứng dụng mà giáo viên và học viên có thể tham gia chung vào như một lớp học, qua đó giáo viên sẽ viết, vẽ, chia sẻ tài liệu, ghi chú,… để học sinh theo dõi theo thời gian thực. Tất nhiên học viên cũng có thể chia sẻ các đáp án của bài tập, hay những thắc mắc của mình lên cho giáo viên để cùng trao đổi. Hay nói cho dễ hiểu rằng bạn cứ xem myViewBoard như một lớp học.

myviewboard_1.jpg

Lợi ích của myViewBoard so với các ứng dụng học online khác:

  • Miễn phí
  • Thiết kế riêng cho việc giảng dạy với đầy đủ công cụ cần thiết
  • Không giới hạn số lượng người tham gia
  • Hỗ trợ livestream và chia sẻ ghi màn hình theo thời gian thực
  • Thời gian sử dụng ứng dụng: 4 tiếng cho mobile và 8 tiếng cho web
  • Dễ dàng lưu dữ liệu giảng dạy lên các ứng dụng đám mây

Video hướng dẫn sử dụng

Bạn hãy đánh giá bài viết

Nháy chuột vào ngôi sao mà bạn muốn đánh giá

Điểm trung bình 0 / 5. Số đánh giá 0

Bạn là người đầu tiên, xin hãy đánh giá!

, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *