Đề và đáp án thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Hà Nam 2021

0
(0)

[ad_1]

 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời
gian giao đề)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

 (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.56)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai?
Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản.

Câu 2. Trong đoạn trích, những hình ảnh nào thể hiện
ước nguyện của nhà thơ?

Câu 3.
Chỉ ra và nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn
trích có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao? Trình bày bằng một
đoạn
văn khoảng 5-7 dòng.

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0
điểm)

Câu 1. (2,0
điểm
)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết
một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa sự cống hiến.

Câu 2. (5,0
điểm
)

Cảm nhận của em về
nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện
người con gái Nam Xương
(trích Truyền
kì mạn lục
) của Nguyễn Dữ. Từ đó,
hãy nhận xét về tình cảm của nhà văn dành
cho nhân vật.

— HẾT—

 

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn Hà Nam 2021HƯỚNG DẪN
CHẤM VÀ THANG ĐIỂM

A. HƯỚNG DẪN
CHUNG.

– Cán bộ chấm thi cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn
chấm và đáp án – thang điểm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Trong
quá trình chấm, cán bộ chấm thi tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài
viết có cảm xúc và sáng tạo.

– Bài thi được chấm theo thang điểm 10; làm tròn theo
quy tắc đến 0,25 điểm.

B. HƯỚNG DẪN
CỤ THỂ VÀ BIỂU ĐIỂM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC
HIỂU

3,0

1

Đoạn trích trên thuộc văn bản Mùa xuân
nho nhỏ

– Tác giả Thanh Hải.

Hoàn cảnh sáng tác của văn bản: sáng tác
năm 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.

0,25

0,25

0,25

2

– Trong đoạn trích
những hình ảnh thể hiện ước nguyện của nhà thơ: con chim hót, cành hoa, nốt
trầm xao xuyến, mùa xuân nho nhỏ.

(Thí sinh chỉ trả lời
đúng 01 hình ảnh: không cho điểm; trả lời đúng 02 hình ảnh: cho 0,25 điểm; trả
lời đúng từ 03 hình ảnh trở lên: cho 0,5 điểm).

0,5

3

Thí sinh chỉ ra một biện pháp tu từ có trong hai câu thơ. Có thể
tham khảo:

+ Liệt kê: con
chim, cành hoa

+ Ẩn dụ: con
chim, cành hoa

+ Phép điệp (điệp từ
ta, điệp ngữ ta làm, điệp cấu trúc Ta
làm
…)

Hiệu quả:

+ Làm cho câu thơ
giàu sức gợi, biểu cảm; giàu nhịp điệu.

+ Thể hiện, nhấn mạnh
khát vọng được sống có ích, được cống hiến những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời
mình cho cuộc đời chung.

0,25

 

 

 

 

0,25

0,25

4

– Về hình thức: Đoạn văn khoảng 5-7 dòng, diễn đạt
lưu loát, mạch lạc
. 

– Về nội dung:

+ Thí sinh rút ra một thông điệp trong đoạn trích có ý nghĩa nhất
đối với mình. Có thể tham khảo một trong các thông điệp sau:

++ Sống cống hiến, hi sinh.

++ Sống khiêm nhường, bình dị…

+ Lí giải hợp lí, thuyết phục, không vi
phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật.

(Trường hợp học
sinh lí giải thiếu thuyết phục: cho 0,25 điểm; trường hợp học sinh đưa ra những
lí giải không thuyết phục, vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật: không cho điểm)

0,25

 

0,25

 

 

 

0,5

II.

LÀM VĂN

7,0

1

Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, viết một
đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa
sự cống hiến.

2,0

a. Đảm bảo
hình thức của đoạn văn nghị luận.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa sự cống hiến.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được
vấn đề cần nghị luận. Dưới đây là một hướng giải quyết:

* Giải thích:

– Cống hiến là tự nguyện đem sức lực, tài năng, trí
tuệ, đóng góp những gì tốt đẹp nhất của bản thân vì lợi ích cao đẹp của tập
thể, cộng đồng.

* Bàn luận:

Khẳng định cống hiến có ý nghĩa, giá trị lớn lao:

+ Là phẩm chất tốt đẹp, là một trong những chuẩn mực đánh giá nhân
cách, sự trưởng thành của mỗi người.

+ Tạo nên những thành quả, những giá trị có ý nghĩa
cho cuộc đời.

+ Người biết cống hiến được mọi người yêu mến, cảm
phục; tâm hồn thanh thản; cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp…

+ Lan tỏa giá trị của sự cống hiến làm cho xã hội
phát triển, văn minh.

(Thí sinh lấy dẫn chứng thực tế để
chứng minh)

Phê phán những biểu hiện sống ích kỉ, chỉ mưu cầu
lợi ích cá nhân, quên đi trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng…

* Bài học nhận thức và hành động: nhận thức đúng đắn ý nghĩa sự cống hiến, có những hành động
thiết thực thể hiện sự cống hiến.

1,0

d. Chính
tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
(không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính
tả, ngữ pháp)
.

0,25

e. Sáng tạo:
Thể hiện hiểu hiết sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, liên
hệ sâu sắc
(thể hiện suy nghĩ sâu sắc
hoặc biết phản biện hoặc có cách diễn đạt mới mẻ, giàu cảm xúc).

0,25

Thang điểm:
Đối với yêu cầu c

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng;
dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng
(1,0 điểm).

– Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ
xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5-0,75
điểm).


Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên
quan mật thiết với vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không
phù hợp (0,25 điểm).

 

2

Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong tác
phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
(Trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn
Dữ. Từ đó, hãy nhận xét tình cảm của nhà văn dành cho nhân vật.

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài khái quát được vấn
đề cần nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài đánh giá được vấn
đề.

0,5

b. Xác định đúng vấn đề: Cảm nhận về nhân vật Vũ
Nương trong tác phẩm Chuyện người con
gái Nam Xương
(Trích Truyền kì mạn
lục
) của Nguyễn Dữ. Nhận xét tình cảm của nhà văn dành cho nhân vật.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

Trên cơ sở hiểu đúng vấn đề, biết cách triển khai
các ý,
thí sinh có thể trình bày bài viết theo
nhiều cách khác nhau, đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

 

* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, nhân vật Vũ Nương.

* Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương

 – Vẻ đẹp phẩm chất:

+ Là người phụ nữ có
dung tốt đẹp
, đảm đang, tháo vát.

+ Người con dâu hiếu nghĩa; người vợ thủy chung, luôn giữ gìn khuôn phép; người mẹ yêu
thương con hết mực.

+ Người phụ nữ nặng tình nghĩa, trọng danh dự.

=> Những vẻ đẹp của Vũ Nương tiêu biểu cho vẻ đẹp truyền thống
của người phụ nữ Việt Nam.

– Số phận, cuộc đời bất hạnh:

+ Nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa: chồng đi lính, một mình
cáng đáng, lo toan mọi việc (nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ chồng…).

+ Nạn nhân của chế độ nam quyền: bị chồng nghi oan mà không được
giãi bày, bị đánh đập, bị đuổi đi; danh dự, nhân phẩm bị chà đạp; phải tìm đến
cái chết bi thảm để minh oan cho mình nhưng khi được giải oan vẫn không thể
trở về trần gian.

– Đánh giá: Vũ Nương là hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp
phẩm chất và số phận bi thảm của những người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ
phong kiến.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật:         

+ Đặt nhân vật vào nhiều hoàn cảnh, tình huống khác
nhau để làm nổi bật vẻ đẹp phẩm chất và số phận bất hạnh.

+ Tâm lí, tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét.

+ Kết hợp ngôn ngữ đối thoại và lời tự bạch của nhân
vật làm nổi bật tính cách nhân vật.

+ Sử dụng yếu tố kì ảo làm cho nhân vật hiện lên vừa
chân thực đời thường, vừa mang đặc điểm của nhân vật truyện truyền kì.

* Nhận xét về tình cảm của nhà văn dành cho nhân
vật:


Cảm thông, thương xót trước số phận bất hạnh, cuộc đời đau khổ của Vũ Nương.


Phát hiện, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của Vũ Nương từ hình thức, phẩm chất đến
những ước mơ, những khát vọng chân chính.

=>
Tình
cảm của
nhà văn dành cho Vũ Nương cũng chínhtình cảm mà Nguyễn Dữ muốn gửi gắm tới những
người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là
biểu hiện tư tưởng nhân đạo sâu
sắc
của nhà văn.

0,5

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm
bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt (không cho điểm nếu bài
làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp)

0,25

e. Sáng tạo: Có cách diễn
đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc vấn đề nghị luận (biết vận dụng kiến thức lí
luận văn học trong quá trình phân tích đánh giá; biết so sánh với các tác
phẩm văn học khác để làm nổi bật đóng góp riêng của nhà văn Nguyễn Dữ; văn
viết giàu hình ảnh, cảm xúc).

0,25

Thang điểm:

– Đối với yêu cầu
cảm nhận vẻ đẹp phẩm chất; số phận,
cuộc đời của Vũ Nương:

+ Phân tích chi tiết, triển khai các luận điểm rõ
ràng, mạch lạc (1,75-2,0 điểm) + Phân tích có định hướng nhưng luận điểm chưa
rõ ràng hoặc luận điểm rõ ràng nhưng phân tích chưa sâu (1,0-1,5 điểm)

+ Phân tích chung chung không có định hướng
(0,25-0,75 điểm)

– Đối với yêu cầu
cảm nhận nghệ thuật xây dựng nhân
vật
:

+ Thí sinh trả lời đúng 02 ý có nhấn mạnh yếu tố kì ảo: cho 0,25
điểm

+ Thí sinh trả lời đúng từ 03 ý có nhấn mạnh yếu tố kì ảo: cho
0,5 điểm

 



[ad_2]

Bạn hãy đánh giá bài viết

Nháy chuột vào ngôi sao mà bạn muốn đánh giá

Điểm trung bình 0 / 5. Số đánh giá 0

Bạn là người đầu tiên, xin hãy đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *