Đề và đáp án thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Bình Định 2021

0
(0)

[ad_1]

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể
thời gian phát đề)

Phần
I. (4,0 điểm)

Đọc
đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Không
có gì tự đến đâu con.

Quả
muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa

Hoa
sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.

Mùa
bội thu phải một nắng hai sương,

Không
có gì tự đến dẫu bình thường.

Phải
bằng cả bàn tay và nghị lực

Như
con chim suốt ngày chọn hạt,

Năm
tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.

(Trích Không có gì tự đến đâu con – Nguyễn Đăng
Tấn,

Tuyển tập thơ Lời ru vầng trăng, NXB Lao động,
năm 2020, trang 42)

Câu 1. Xác
định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2. Em
hiểu thế nào về những câu thơ:

Quả
muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa

Hoa
sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.

Mùa
bội thu phải một nắng hai sương,

Câu 3. Chỉ
ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Như con
chim suốt ngày chọn hạt.

Câu 4. Viết
một đoạn văn trình bày cảm nhậ của em về nỗi lòng của cha mẹ được gửi gắm qua
đoạn thơ (khoảng 10 – 15 dòng).

Phần II. (6,0 điểm)

(…) Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng,
tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục
vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này,
ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. Cái này
là máy nhật quang kí, ánh sáng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy
này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy vết cháy mà định nắng. Đây là máy vin,
nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn mây, cháu
nhìn gió lay lá, hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói
được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả
đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm: bốn giờ,
mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là
“ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và
báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang
nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn,
ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió
tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im
lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát
chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại
hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.

(…) Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt,
nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một
mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta việc, ta với
công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền
với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế
đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở
bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự
nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát.
Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự
hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô
hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp
còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái
phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là
gì?”

(Trích Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long,

Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD Việt Nam, 2018, trang 138, 185)

Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong phần
trích trên. Từ đó liên hệ hình ảnh của thế hệ trẻ trong thực tế cuộc sống để
thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam.

—–HẾT—–

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Bình Định 2021

HƯỚNG DẪN CHẤM – THANG ĐIỂM

 I. YÊU CẦU
CHUNG

1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng;
kĩ năng làm văn tốt; bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng,
giàu hình ảnh và sức gợi cảm, ít mắc lỗi về chính tả và ngữ pháp…

2. Đáp ứng yêu cầu đổi mới cách thức kiểm tra, đánh
giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, hướng dẫn chấm thi chỉ nêu
một số nội dung cơ bản, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức
linh hoạt khi vận dụng chấm, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà còn chú
ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết. Cần khuyến khích những tìm
tòi, sáng tạo trong nội dung và hình thức bài làm. Chấp nhận các kiến giải khác
nhau, kể cà không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục.

3. Tổng điểm của toàn bài là 10,0 điểm, cho lẻ đến
0,25 điểm. Hướng dẫn chấm cho từng câu, từng ý trên cơ sở đó, giám khảo có thể
thống nhất định ra các thang điểm cụ thể khác.

II. YÊU CẦU CỤ THỂ

 

Câu

Yêu cầu cần đạt

Điểm

PHẦN ĐỌC HIỂU

4,0

a

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời đúng đáp án: 0,5 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm

0,5

b

Những câu thơ trên có nghĩa là: sự thành công trong
cuộc đời mỗi người không có gì là dễ dàng cả, cuộc đời luôn tồn tại những khó
khăn, thử thách, trở ngại, muốn được thành công thì phải vượt qua nó.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– HS trả lời như 1/2 đáp án:
0,25 điểm

– HS trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm

0,5

c

Câu thơ: Như con chim suốt ngày chọn hạt

– Biện pháp tu từ: 
so sánh

– Hiệu quả:

+ Tạo cho câu thơ thêm sinh động, gợi cảm

+ So sánh hình ảnh con người với những con chim chăm
chỉ làm việc cả ngày để nhấn mạnh con người muốn gặt hái thành công thì phải
nghị lực, sự cố gắng, kiên trì.

Hướng dẫn chấm:

– HS trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương
tự: 1,0 điểm

– HS trả lời được nhưng còn thiếu 1 ý so với đáp án:
0,75 điểm

– HS trả lời được 1/2 đáp án:
0,5 điểm

– HS trả lời sơ sài nhưng có ý và thiếu ý: 0,25 điểm

1,0

d

Thí sinh cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 15 dòng) trình bày
cảm nhận về nỗi lòng của cha mẹ dành cho con cái qua đoạn thơ

2,0

 

* Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo kiểu diễn
dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích, song hành

0,25

 

* Xác định vấn đề cần nghị luận: Thể hiện
được cảm nhận chân thành, sấu sắc về nỗi lòng của cha mẹ dành cho con.

0,25

 

* Triển khai nghị luận

Thí sinh có thể lựa chon thao tác lập luận phù hợp
để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau:

– Những lời khuyên nhủ, chia sẻ nhẹ nhàng, tình cảm
của cha mẹ danh cho con

– Thể nhiện sự quan tâm, yêu thương sâu sắc của cha
mẹ, sự lo lắng cho con trước những thử thách của cuộc đời.

– Niềm tin tưởng vào người con sẽ kiên trì đi đến
mục tiêu cuộc đời.

Hướng dẫn chấm:

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng:
1,0 điểm

– Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ
xác đáng: 0,75 điểm

– Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: 0,5
điểm

Lưu ý:
HS có thể bày tỏ cảm nhận và cách lập luận khác nhưng phải phù hợp.

1,0

 

* Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả,
ngữ pháp tiếng Việt

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính
tả, ngữ pháp.

0,25

 

* Sáng tạo: Thể hiện cảm nhấn sâu sắc về vấn
đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân
khi bàn luận; có cái nhìn sâu sắc, chân thành về vấn đề; có sáng tạo trong
diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu
sức thuyết phục.

0,25

PHẦN LÀM VĂN

6,0

Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong
đoạn trích. Từ đó liên hệ với hình ảnh của thế hệ trẻ trong thực tế cuộc sống
để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài
nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn
đề.

0,5

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm
nhận về nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích; từ đó liên hệ với hình ảnh
của thế hệ trẻ trong thực tế cuộc sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt
Nam.

0,5

c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng
cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

 

* Giới thiểu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm,
phần trích

– Nguyễn Thành Long (1925 – 1991), quê ở Duy Xuyên,
Quảng Nam, viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên viết
truyện ngắn và kí

Lặng lẽ Sa Pa sáng tác năm 1970, trong
chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai, in trong tập Giữa trong xanh
(1972).

– Giới thiệu phần trích: tác giả xây dựng nhân vật
anh thanh niên với những vẻ đẹp tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong công
cuôc xây dựng đất nước.

0,5

* Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong phần
trích:

– Có ý thức trách nhiệm và tình yêu với công việc:

+ Làm công việc âm thầm, lặng lẽ trong hoàn cảnh
thời tiết khắc nghiệt nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh
thần trách nhiệm cao;

+ Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của công việc: có ích
cho cuộc đời, cho cuộc sống chung của đất nước, lấy công việc làm niềm vui.

– Có lí tưởng sống cao đẹp:

+ Phải vì mọi người, vì quê hương, đất nước;

+ Hạnh phúc vì đã có đóng góp, cống hiến sức mình
cho sự nghiệp chung.

Hướng dẫn chấm:

– HS cảm nhận đầy đủ, sâu sắc: 2,0 – 2,5 điểm

– HS cảm nhận đầy đủ nhưng chưa sâu sắc: 1,0 – 1,75
điểm

– HS cảm nhận chung chung, chưa rõ các biểu hiện:
0,25 – 0,75 điểm

Lưu ý: Không cho điểm tối đa với những bài làm cảm nhận toàn bộ tác phẩm

2,5

* Đánh giá:

– Vẻ đẹp bình dị mà cao cả, sống có lí tưởng, biết
hi sinh cho nhân dân, đất nước… anh thanh niên chính là hình ảnh tiêu biểu
cho thế hệ trẻ Việt Nam những năm 70 của thế kỉ XX – thời kì xây dựng CNXH và
kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

– Đánh giá về nghệ thuật: ngôn ngữ tự nhiên, sinh
động, có kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận…

– Liên hệ với hình ảnh của thế hệ trẻ trong thực tế
đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam: thế hệ trẻ với những phẩm
chất ưu tú, nhiệt tình cống hiến, dấn thân, xây dựng đất nước, bảo vệ quê
hương…

Hướng dẫn chấm:

– HS trình bày được 3 ý: 1,0 điểm

– HS trình bày được 2 ý: 0,75 điểm

– HS trình bày được 1 ý: 0,5 điểm

1,0

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính
tả, ngữ pháp.

0,5

e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình
phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét
đặc sắc của đoạn trích; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống;
văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

– Đáp ứng 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm

– Đáp ứng 1 yêu cầu: 0,25

– Lưu ý: Chi
cho điểm tối đa khi thí sinh đáp ưng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

0,5



[ad_2]

Bạn hãy đánh giá bài viết

Nháy chuột vào ngôi sao mà bạn muốn đánh giá

Điểm trung bình 0 / 5. Số đánh giá 0

Bạn là người đầu tiên, xin hãy đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *