Ôn tập Chương 4 Đồ điện trong gia đình – Công nghệ lớp 6 Kết nối tri thức

0
(0)

[ad_1]

Hướng dẫn giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 74 SGK Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Ôn tập chương 4 Đồ điện trong gia đình

Bài 1 trang 74 SGK Công nghệ 6 Kết nối tri thức

Kể tên một số đồ dùng điện trong gia đình và nêu công dụng của chúng.

Một số đồ dùng điện trong gia đình em và công dụng của nó là:

Tên

Công dụng

Bình nóng lạnh

Giúp đun nước nóng nhanh để tắm rửa

Ấm siêu tốc

Giúp đun nước nhanh sôi hơn

Điều hoà

Giúp nhiệt độ không khí hạ thấp, mát hơn vào mùa hạ và ấm hơn vào mùa đông

Máy xay sinh tố

say nhuyễn các loại củ quả tạo ra loại thức uống ngon miệng

Bếp từ

Giúp đun nấu tiện lợi, nhanh chóng, sạch sẽ hơn bếp đun bằng ga

Bài 2 trang 74 SGK Công nghệ 6 Kết nối tri thức

Với cùng độ sáng, bóng đèn nào trong ba loại (sợi đốt, huỳnh quang, LED) tiêu thụ năng lượng ít nhất?

Bóng đèn huỳnh quang và bóng đèn compact tiêu thụ điện ít hơn so với bóng đèn sợi đốt. Bóng đèn LED tiết kiệm điện nhiều nhất.

Với cùng độ sáng, trong ba loại sợi đốt, huỳnh quang, LED thì bóng đèn LED tiêu thụ năng lượng ít nhất.

Bài 3 trang 74 Công nghệ 6 KNTT

Trình bày chức năng các bộ phận chính của nồi cơm điện. Vẽ sơ đồ khối và mô tả nguyên lí làm việc của nồi cơm điện.

Nồi cơm điện có các bộ phận chính: Nắp nồi; thân nồi; nồi nấu; bộ phận sinh nhiệt; bộ phận điều khiển.

Chức năng các bộ phận chính của nồi cơm điện:

Bộ phận chính

Chức năng

Nắp nồi

có chức năng bao kín và giữ nhiệt. Trên nắp nồi có van thoát hơi giúp điều chỉnh áp suất trong nồi cơm điện

Thân nồi

có chức năng bao kín, giữ nhiệt và liên kết các bộ phận khác của nồi. Mặt trong của thân nồi có dạng hình trụ và là nơi đặt nồi nấu

Nồi nấu

có dạng hình trụ. Phía trong của nồi nấu thường được phủ lớp chống dính

Bộ phận sinh nhiệt

là mâm nhiệt có dạng hình đĩa, thường đặt ở đáy mặt trong của thân nồi, có vai trò cung cấp nhiệt cho nồi

Bộ phận điều khiển

gắn vào mặt ngoài của thân nồi dùng để bật tắt, chọn chế độ nấu, hiển thị trạng thái hoạt động của nồi cơm

– Sơ đồ khối và nguyên lí của nồi cơm điện:

Nguyên lý:

Khi bắt đầu nấu, bộ phận điều khiển cấp điện cho bộ phận sinh nhiệt, khi đó nồi làm việc ở chế độ nấu. Khi cơm cạn nước, bộ phận điều khiển làm giảm nhiệt độ của bộ phận sinh nhiệt, nồi chuyển sang chế độ giữ ấm.

Bài 4

Liệt kê tên các bộ phận chính của bếp hồng ngoại. Vẽ sơ đồ khối và mô tả nguyên lí làm việc của bếp hồng ngoại.

– Bếp hồng ngoại có các bộ phận chính sau:

+ Mặt bếp

+ Thân bếp

+ Bảng điều khiển

+Mâm nhiệt hồng ngoại

– Sơ đồ khối và mô tả nguyên lí làm việc của bếp hồng ngoại:

Nguyên lý:

Khi được cấp điện, mâm nhiệt hồng ngoại nóng lên, truyền nhiệt tới nồi nấu và làm chín thức ăn

Bài 5

Trình bày một số lưu ý khi lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình để tiết kiệm năng lượng và phù hợp với điều kiện gia đình.

Lưu ý khi lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình để tiết kiệm năng lượng và phù hợp với điều kiện gia đình:

– Lựa chọn các thương hiệu và cửa hàng uy tín để đảm bảo mua được những đồ dùng điện có chất lượng tốt.

– Lựa chọn loại có giá cả phù hợp với điều kiện tài chính của gia đình.

– Lựa chọn các loại có khả năng tiết kiệm điện (có dán nhãn tiết kiệm năng lượng)

– Lựa chọn loại có thông số kĩ thuật và tính năng phù hợp với nhu cầu của gia đình.

– Lựa chọn các đồ thiện thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng từ tự nhiên như năng lượng mặt trời, năng lượng gió…

Bài 6 trang 74 Công nghệ 6 KNTT

Liệt kê một số tình huống không an toàn khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đình.

Một số tình huống không an toàn khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đình:

– Cắm phích điện khi tay hoặc người bị ướt.

– Sử dụng phích cắm hoặc dây cắm bị hở điện.

– Dùng điện thoại khi đang sạc pin.

– Vẫn cắm phích điện khi không sử dụng

Bài 7 trang 74 Công nghệ 6

Đề xuất một số biện pháp cụ thể để việc sử dụng điện trong gia đình được an toàn và tiết kiệm

– Một số biện pháp sử dụng điện an toàn:

+ Sử dụng các thiết bị điện có chất lượng tốt

+ Bảo hành thiết bị điện định kì

+ Phải sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện.

+ Không được tự mình chạm vào mạch điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.

+ Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà cần tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu.

+ Tránh sử dụng thiết bị điện khi đang sạc

– Biện pháp sử dụng điện tiết kiệm:

+ Sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm điện như bóng đèn LED, các đồ điện có gắn nhãn năng lượng tiết kiệm điện.

+ Giảm sử dụng điện trong giờ cao điểm.

+ Lựa chọn các thiết bị tiết kiệm điện.

+ Tắt các dụng cụ điện khi không sử dụng.

[ad_2]

Bạn hãy đánh giá bài viết

Nháy chuột vào ngôi sao mà bạn muốn đánh giá

Điểm trung bình 0 / 5. Số đánh giá 0

Bạn là người đầu tiên, xin hãy đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *