‘Làm thêm lương rẻ mạt’ – bẫy dễ mắc khi du học Australia

0
(0)

[ad_1]

Tiếng Anh không tốt, lại không hiểu văn hóa và luật pháp khiến nhiều du học sinh chấp nhận những công việc bị bóc lột, lương thấp hơn mức cơ bản.

Nguyễn Thiệu Khang (Dave Nguyen) đang là sinh viên ngành Công nghệ Thông tin, Đại học Charles Darwin University (CDU), thành phố Darwin, thuộc vùng lãnh thổ Bắc Australia. Trong chín năm sống và học tập tại Australia, Khang trải qua các công việc làm thêm khác nhau, từ dạy piano, giao bánh pizza, làm việc trong nhà hàng, công ty du học đến hiện tại là nhân viên công nghệ thông tin ở một công ty lắp đặt bể bơi.

Từ trải nghiệm của bản thân, nam sinh chia sẻ kinh nghiệm tìm việc và những quyền lợi mà du học sinh cần biết khi làm thêm ở Australia.

Nguyễn Thiệu Khang đang học năm cuối ngành Công nghệ Thông tin tại Đại học Charles Darwin University (CDU). Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nguyễn Thiệu Khang đang học năm cuối ngành Công nghệ Thông tin tại Đại học Charles Darwin University (CDU). Ảnh: Nhân vật cung cấp

Khang sang Australia năm 2014 cùng gia đình sau khi học xong lớp 9 tại Việt Nam. Trước đó, cậu học trường quốc tế và trung cấp piano tại Nhạc viện Hà Nội. Công việc làm thêm đầu tiên của Khang ở Australia là dạy piano với mức lương 30-35 AUD một giờ. Vào năm đầu đại học, Khang xin làm nhân viên giao pizza của một hãng đồ ăn nhanh. Mỗi ngày Khang làm ba tiếng, được trả 17 AUD một tiếng theo hợp đồng lao động.

Sang năm tiếp theo, cậu xin vào làm phụ bếp và nhân viên ghi order của khách hàng tại một nhà hàng châu Á. Vì muốn tìm gấp công việc để tích lũy một khoản tiền, Khang chấp nhận làm “chui”, không có hợp đồng lao động. Trải nghiệm ở đây khiến cậu sợ hãi khi phải làm 10-12 tiếng một ngày nhưng chỉ nhận được 12-13 AUD một tiếng tiền mặt.

Khang cho hay, tại Australia, các công việc lương cao, có hợp đồng đều yêu cầu bằng cấp hay chứng chỉ. Làm ở nhà hàng hay siêu thị là lựa chọn phổ biến của các du học sinh Việt lúc mới sang đây. Công việc này không yêu cầu kinh nghiệm, bằng cấp, lại sẵn có, được đi làm ngay.

Theo Fairwork, một tổ chức thuộc chính phủ Australia giúp người dân có môi trường làm việc công bằng hơn, sinh viên đi làm thêm được đảm bảo về lương tối thiếu và điều kiện làm việc như một công dân của nước này. Trang này cũng giải thích rõ các hình thức công việc ở Australia như full-time (toàn thời gian), part-time (bán thời gian) hay casual jobs (việc làm theo giờ, việc làm tạm).

Công việc full-time thường cho phép làm khoảng 38 giờ mỗi tuần, có sick leave (nghỉ ốm có lương) và annual leave (nghỉ phép có lương). Trong trường hợp có nghỉ việc, công ty cần thông báo trước một khoảng thời gian, thường là bốn tuần, hoặc đền bù số tiền tương đương. Với công việc part-time, thông thường du học sinh bị giới hạn 20 giờ một tuần và cũng được hưởng những quyền lợi như nghỉ ốm và nghỉ hàng năm. Lương tối thiểu cho hai loại công việc này từ ngày 1/7/2021 là 20,33 AUD (15 USD) một giờ.

Trong khi đó, casual jobs lương cao hơn nhưng không cố định giờ làm việc, không có chế độ nghỉ ốm hay nghỉ có lương. Lương theo giờ của loại công việc này là 25,4 AUD (gần 19 USD), cao hơn lương cơ bản 25%.

Năm 2019, University of New South Wales (UNSW) và University of Technology and Science (UTS), hai trường hàng đầu của Australia ở Sydney, tiến hành khảo sát khoảng 5.000 học sinh, sinh viên quốc tế về mức lương làm thêm nhận được. Kết quả 77% du học sinh nhận lương dưới mức tối thiểu (20 AUD) và 32% nhận lương 12 AUD một tiếng hoặc ít hơn. 86% người biết bị trả ít hơn lương tổi thiểu nhưng 62% số đó nghĩ đấy là lỗi của mình.

Khang cho rằng, thực trạng trên bắt nguồn từ một số nguyên nhân, trong đó có việc du học sinh không nắm rõ luật và chấp nhận mức lương được chủ đưa ra.

“Một số bạn thỏa thuận với chủ nhận lương tiền mặt với nhiều lý do khác nhau, nhưng mục đích là được phép làm nhiều hơn 20 tiếng một tuần nhằm tăng thu nhập”, Khang chia sẻ.

Mẹ và em gái tới cổ vũ Khang trong một lần biểu diễn piano tại Bảo tàng Art Gallery ở New South Wales năm 2015. Nhờ khả năng chơi đàn, Khang có thể kiếm tiền từ việc dạy học. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Mẹ và em gái tới cổ vũ Khang trong một lần biểu diễn piano tại Bảo tàng Art Gallery of New South Wales năm 2015. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bên cạnh đó, do tiếng Anh chưa tốt, các bạn thiếu tự tin và chọn việc ở những nơi không tốt. Chàng sinh viên năm cuối cho hay, điểm thi IELTS cao chưa chắc đã phản ánh trình độ thực tế và khả năng ứng dụng tiếng Anh trong đời sống. Nhiều bạn IELTS 7.5-8.0 nhưng khi sang đây không thể hòa nhập được do không hiểu người bản địa nói gì.

Hơn nữa, du học sinh có xu hướng thích giao lưu, trò chuyện với người Việt mà không mở rộng quan hệ với sinh viên quốc tế để tăng cường khả năng tiếng Anh và hiểu hơn về văn hóa bản địa. Do đó, họ gặp khó khăn khi xin việc và chỉ có thể đi làm “chui”.

Ông Alex Vũ, Giám đốc Tuyển sinh và Hợp tác quốc tế của Đại học Sydney tại Việt Nam, kể không ít du học sinh làm “chui” trong tiệm bánh, quán ăn, nhà hàng của người châu Á, bị thiệt thòi về lương. Họ khiếu nại nhưng thiếu căn cứ nên không thể đòi được tiền.

Ông Vũ khuyên du học sinh nên chọn công việc có hợp đồng và gắn với ngành học của mình.

Nếu làm tại những nơi có hợp đồng lao động, ngoài các quyền lợi như môi trường làm việc, sức khỏe được đảm bảo, đơn vị chủ quản còn bắt buộc phải đóng cho người lao động khoảng 10% tiền lương vào quỹ superannuation, theo quy định của cơ quan quản lý thuế Australia (ATO). Việc này được áp dụng cho toàn bộ lao động, không phân biệt người Australia hay sinh viên quốc tế.

Superannuation (gọi tắt là super) là khoản tiền mà chủ phải đóng cho người lao động, được tích lại thành lương hưu. Tuy nhiên những người có temporary visa (thị thực tạm thời) như sinh viên quốc tế hoàn toàn có thể rút ra khi kết thúc chương trình học và rời nước này.

Từ kinh nghiệm bản thân, Khang gợi ý những bạn có mong muốn du học nên tập trung rèn luyện kỹ năng Speaking và Listening nhiều hơn để tránh sốc văn hóa, ngôn ngữ.

“Các bạn đừng mong chờ sang sẽ tìm được công việc ngay; gia đình cần chuẩn bị tinh thần, kinh tế cho con trong sáu tháng đầu chưa đi làm. Bạn nên trau dồi ngoại ngữ thường xuyên, chịu khó nói chuyện với các bạn nước ngoài để học cách làm việc chuyên nghiệp, cách sử dụng tiếng Anh và hiểu văn hóa rồi mới tìm việc”, Khang khuyên.

Theo nam sinh, du học sinh nên tìm việc tại các quán ăn, nhà hàng của người bản địa vì chắc chắn sẽ có hợp đồng lao động, tránh bị bóc lột. Khi chưa có kinh nghiệm, hoặc tiếng Anh chưa tốt, bạn có thể làm việc tại những chỗ như McDonald, KFC, Dominos… Đây là những nơi không cần kinh nghiệm, làm việc theo dây chuyền và được đào tạo kỹ năng.

Khang cùng bạn bè đi chơi Chinatown ở Sydney cuối năm 2021. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Khang cùng bạn bè đi chơi Chinatown ở Sydney cuối năm 2021. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Du học sinh cũng có thể đến student center (trung tâm hỗ trợ sinh viên) của trường mình học để tìm kiếm sự giúp đỡ. Các trung tâm có chuyên gia chuyên nghiệp, có mối quan hệ với nhà tuyển dụng, giúp bạn tránh rủi ro khi tìm việc.

“Bạn chỉ cần tới, nói ngành bạn học và mức lương mong muốn, họ sẽ giới thiệu việc đúng ngành, đúng điều kiện visa”, ông Alex tư vấn.

Ông Vũ cho biết thêm, hội sinh viên Việt Nam ở các trường hoặc bang là các kênh hữu ích giúp du học sinh lời khuyên cần thiết. Ngoài ra, các em còn có thể tìm được việc trên các website uy tín như Seek, Adzuna…

Bình Minh

Bạn hãy đánh giá bài viết

Nháy chuột vào ngôi sao mà bạn muốn đánh giá

Điểm trung bình 0 / 5. Số đánh giá 0

Bạn là người đầu tiên, xin hãy đánh giá!

Để lại một bình luận