‘Ranking không phải là tất cả khi chọn trường du học’

0
(0)

[ad_1]

Việt Anh, tiến sĩ Luật từng du học tại ba quốc gia, gợi ý các yếu tố cần cân nhắc khi chọn trường, bên cạnh thứ hạng.

Luật sư Trần Việt Anh (Victor Tran), 34 tuổi, từng giành học bổng thạc sĩ luật tại University of Michigan Law School (Mỹ), học bổng tiến sĩ của Griffith Law School (Australia) và có thời gian nghiên cứu tại Cambridge University (Anh). Anh hiện là giảng viên Luật tại Đại học RMIT, nhà sáng lập Diễn đàn Sự nghiệp Kinh tế – Luật VLEC.

Từ quá trình học tập, nghiên cứu tại ba quốc gia trên thế giới, anh chia sẻ cách cân nhắc các yếu tố khi chọn trường du học.

Anh Việt Anh hiện dạy Luật tại Đại học RMIT. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Anh Việt Anh hiện dạy Luật tại Đại học RMIT. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Theo giảng viên luật, không cần đặt nặng vấn đề ranking khi cân nhắc chọn trường bởi không có sự chênh lệch quá lớn về chất lượng giáo dục giữa các nước phát triển. Đặc biệt với các ngành thiên về lý thuyết hay khoa học xã hội như Kinh tế học, Kinh doanh, hay Luật, sẽ rất khó để phân tích được cụ thể chênh lệch giữa những trường hàng đầu của Anh, Australia, Mỹ, Canada hay New Zealand vì các đại học lớn đều sở hữu cơ sở vật chất tốt, hệ thống quản lý, tiêu chuẩn tuyển lựa giảng viên tương đồng.

Master Portal, nền tảng du học có hơn 3.700 đại học thành viên khắp thế giới, hợp tác cùng Ủy ban châu Âu EU, Hội đồng Anh BC… từng đưa ra các lý do giải thích ranking không quá quan trọng và một trong số đó là chất lượng giáo dục giữa những trường được xếp hạng không khác biệt nhiều.

“Trường top hay không thì nội dung một số môn học vẫn giống nhau. Ở nước ngoài, mọi thứ đều được chuẩn hóa, các trường muốn thiết kế khác với khung chương trình cũng không được”, giảng viên luật chia sẻ.

Anh Việt Anh lấy ví dụ, khi học thạc sĩ luật ở Mỹ với chuyên ngành về tài chính ngân hàng, anh vẫn phải học môn luật “gốc” là Corporate Law (Luật Doanh nghiệp). Khi làm tiến sĩ ở Australia, anh là trợ giảng cho giáo sư và được giao soạn giáo án cho môn Corporate Law. Australia và Mỹ là hai quốc gia khác nhau, nhưng vẫn theo một hệ thống là Common Law (Thông luật – hệ thống pháp luật của Anh-Mỹ), vì vậy, các nguyên tắc pháp lý học ở Australia, Anh, hay Mỹ trong lĩnh vực này là giống nhau.

Luật sư Việt Anh phân tích, ranking nói lên nhiều điều nhưng vẫn là đánh giá của một tổ chức nhất định. Nghĩa là thông tin họ đưa ra chưa chắc đã khách quan hay chính xác tùy thuộc vào tiêu chí đánh giá. Bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Issues in Educational Research năm 2020 chỉ ra nhiều vấn đề về sự chính xác trong các phương pháp xếp hạng trường đại học hiện nay. Một số công cụ xếp hạng dựa trên nghiên cứu hiệu suất, trong khi số khác chỉ tập trung vào các lĩnh vực cụ thể.

“Chưa chắc tiêu chí họ đưa ra để đánh giá các trường đã là những tiêu chí thực sự có ý nghĩa với người học. Vì vậy, ‘ranking’ sau cùng vẫn chỉ chính xác tương đối”, anh Việt Anh nhận định.

Học ở trường top có thể là lợi thế thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, nhưng cũng không phải yếu tố quyết định. Một khảo sát được thực hiện bởi Gallup (công ty tư vấn và phân tích của Mỹ) cho thấy 90% nhà tuyển dụng nói rằng họ không quá tập trung vào xếp hạng trường đại học của ứng viên khi đưa ra quyết định tuyển dụng. Theo Business Insider, với nhiều nhà tuyển dụng, phần “kỹ năng” của sơ yếu lý lịch có tầm quan trọng lớn nhất.

Ngoài ranking, giảng viên luật gợi ý một số yếu tố khác khi chọn trường. Trước tiên, ứng viên cần nghiên cứu cụ thể thế mạnh của trường mình quan tâm. Một trong những sai lầm phổ biến là nhiều người chỉ dựa theo xếp hạng chung (overall rankings) mà không nghiên cứu đến những xếp hạng cụ thể về ngành theo đuổi (subject rankings) hoặc cấp độ mình theo đuổi, liệu thế mạnh của trường có phù hợp với hướng phát triển của bạn hay không.

Kaplan Pathways (công ty tư vấn du học đa quốc gia) cho rằng bên cạnh overall rankings, sinh viên và phụ huynh cần nghiên cứu cả subject rankings, đặc biệt với những ngành yêu cầu kiến thức chuyên môn và kỹ thuật cao.

Ví dụ, Griffith Law School xếp hạng chung chỉ ở tầm trung và không có chương trình thạc sĩ luật nhưng lại rất mạnh và ở hàng top về nghiên cứu sau đại học. Hay nếu bạn học về kinh tế quốc tế, luật quốc tế, hàng hải… thì nên hướng mục tiêu vào các nước châu Âu. Ở các ngành về công nghệ, Nhật Bản hay Hàn Quốc cũng là những quốc gia phát triển và có nhiều cơ hội nghề nghiệp.

Du học sinh cũng cần lưu ý tới chất lượng cuộc sống và cơ hội khi chọn trường. Anh Việt Anh chia sẻ, quãng thời gian ở Australia của anh thú vị và tích cực hơn ở Mỹ do sự khác biệt ở chất lượng cuộc sống và cơ hội nghề nghiệp. UMICH là trường top nhưng trường tọa lạc ở một thành phố nhỏ Ann Arbor (college town). Hơn nữa, Michigan là bang rất lạnh ở phía bắc nước Mỹ nên mùa đông thực sự khắc nghiệt và cuộc sống khá tiêu điều. Trái ngược với Michigan, Griffith nằm ở thành phố Brisbane năng động và trù phú của Australia. Đây là thành phố có bờ biển chạy dọc với nhiều danh lam thắng cảnh đa dạng như rừng, núi, biển, sông, hồ.

Ngoài ra, Australia có cộng đồng châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng phát triển nên có nhiều cơ hội việc làm hơn cho du học sinh Việt.

Tiến sĩ Việt Anh (phải) tại Cambridge University, Anh, năm 2017. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tiến sĩ Việt Anh (phải) tại Cambridge University, Anh, năm 2017. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cuối cùng, anh khuyên ứng viên nên tận dụng sức mạnh của cộng đồng người Việt.

“Dù đi đâu hay làm gì, bạn đừng nên tách mình khỏi cộng đồng người Việt và nên chọn nơi nào có cộng đồng phát triển. Ở trường nào có nhiều người Việt, có hội du học sinh Việt Nam lớn và mạnh, các bạn sẽ có nhiều cơ hội và nhiều sự giúp đỡ trong mọi khía cạnh của cuộc sống”, tiến sĩ luật cho hay.

Bình Minh

[ad_2]

Bạn hãy đánh giá bài viết

Nháy chuột vào ngôi sao mà bạn muốn đánh giá

Điểm trung bình 0 / 5. Số đánh giá 0

Bạn là người đầu tiên, xin hãy đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *