SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
- Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ Văn lớp 6
Mức độ
Lĩnh vực nội dung |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng số |
I. Đọc hiểu văn bản và thực hành tiếng Việt Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Đoạn văn bản/văn bản trong hoặc ngoài sách giáo
khoa |
– Đặc điểm văn bản – đoạn trích (phương thức biểu đạt/ngôi kể/ nhân vật)
– Từ và cấu tạo từ, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ, cụm từ, phân biệt từ đồng âm, từ đa nghĩa, dấu câu) |
Văn bản (Nội dung của đoạn trích/đặc điểm nhân vật) | Bày tỏ ý kiến/ cảm nhận của cá nhân về vấn đề (từ đoạn trích). | ||
– Số câu
– Số điểm – Tỉ lệ |
1
3.0 30 % |
1
1.0 10% |
1
1.0 10 % |
3
5.0 50% |
|
II. Làm văn | Viết bài văn kể lại một trải nghiệm; Viết bài văn ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả; Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình | ||||
– Số câu
– Số điểm – Tỉ lệ |
1
5.0 50% |
1
5.0 50% |
|||
Tổng số câu
Số điểm Tỉ lệ |
1
3.0 30% |
1
1.0 10% |
1
1.0 10% |
1
5.0 50% |
4
10.0 100% |
- Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Số 1
Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Gần lắm Trường Sa của Lê Thị Kim và trả lời các câu hỏi:
Biết rằng xa lắm Trường Sa
Trùng dương ấy tôi chưa ra lần nào
Viết làm sao, viết làm sao
Câu thơ nào phải con tàu ra khơi
Thế mà đã có lòng tôi
Ở nơi cuối bến ở nơi cùng bờ
Phai đâu chùm đảo san hô
Cũng không giống một chùm thơ ngọt lành
Hỡi quần đảo cuối trời xanh
Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con
Sóng bào mãi vẫn không mòn
Vẫn còn biển cả vẫn còn Trường Sa […]
Ở nơi sừng sững niềm tin
Hỡi quần đảo của bốn nghìn năm qua
Tấm lòng theo mũi tàu ra
Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần.
(Lê Thị Kim – Nguyễn Nhật Ánh, Thành phố tháng Tư, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1984, tr. 15 – 17)
Câu 1. Hãy chỉ ra những đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua bốn dòng cuối của đoạn thơ.
Câu 2. Nêu những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả quần đảo Trường Sa.
Câu 3. Theo em, vì sao nhà thơ khẳng định “Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần”? Câu 4. Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm và trách nhiệm gì với đất nước, với biển đảo quê hương?
Câu 5. So sánh nghĩa của từ mũi trong hai trường hợp sau và cho biết đó là từ đồng âm hay từ đa nghĩa:
- Tấm lòng theo mũi tàu ra
Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần.
- Bạn Lan có chiếc mũidọc dừa rất đẹp.
Câu 6. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai dòng thơ sau. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.
Hỡi quần đảo cuối trời xanh
Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con
Phần II: LÀM VĂN (4 điểm)
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm vui, hạnh phúc.
- Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Số 2
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Con chào mào đốm trắng mũi đỏ
Hót trên cây cao chót vót
triu … uýt … huýt … tu hìu
Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Nêu xuất xứ của văn bản? Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
Câu 2: Trong bài thơ tác giả còn lặp lại câu thơ:
triu … uýt … huýt … tu hìu
Việc lặp lại đó có dụng ý gì?
Câu 3: Hãy nêu những suy nghĩ của em khi đọc những câu thơ trên bằng một đoạn văn ngắn.
- THỰC HÀNH VIẾT:
Câu 1: Trong truyện Gió lạnh đầu mùa có nhiều nhân vật. Em hãy viết đoạn văn về một nhân vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng cụm tính từ.
Câu 2: Tả lại cảnh sum họp của gia đình em.
- Đáp án Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn
Phần | Nội dung | Điểm |
Đọc hiểu | Câu 1 ( 1đ):
-Văn bản: Con chào mào của tác giả Mai Văn Phấn – Xuất xứ: Bài thơ Con chào mào được trích trong Bầu trời không mái che, NXB Hội nhà văn, 2010. – Thể loại: Thơ tự do Câu 2( 1đ): Câu thơ : triu … uýt … huýt … tu hìu đã được tác giả viết ở dòng thứ ba của bài thơ. Đến dòng thứ 15 của bài thơ, tác giả đã lặp lại câu thơ này. Đây là sự tinh tế của tác giả trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh cho bài thơ. Việc lặp lại này tác giả muốn nhắc rằng con chào mào đã đi qua một hành trình đơn lẻ tới hòa nhập, từ âm vực có phần lảnh lót, chói gắt trên cây cao chót vót đến phối bè, vang vọng khi đã được mổ những con sâu ăn trái cây chín đỏ và uống từng giọt nước, thanh sạch của tôi. Câu 3 ( 1đ): Bài thơ Con chào mào là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Mai Văn Phấn thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu loài vật của tác giả. Con chào mào là hình tượng trung tâm của bài thơ.Với nỗi đặc tả gần, khá kỹ, nhà thơ khắc họa hình dáng con chào mào ngay để câu thơ mở đầu Con chào mào đốm trắng mũi đỏ . Hình ảnh con chào mào hiện lên trước mắt người đọc thật sinh động, đáng yêu. Đặc biệt với ngòi bút tài tình, sáng tạo tác giả đã đưa đến cho người đọc một cảm giác thật thú vị khi nghe tiếng hót của con chào mào triu … uýt … huýt … tu hìu. Tiếng hót của chim phải chăng là tiếng lòng, là sự thổn thứt của tác giả trước cảnh thanh bình, tươi đẹp của thiên nhiên. |
0,5
0,25 0,25 1,0 1,0 |
Thực hành viết | Câu 1 (2đ):
Học sinh lựa chọn một trong các nhân vật mà em yêu thích (mẹ Sơn, Sơn, Hiên, Mẹ Hiên ) – Trong đoạn văn cần thể hiện được các ý sau: + Vì sao em lại yêu thích nhân vật đó. + Nhân vật đó có đặc điểm gì nổi bật (về hình dáng, hành động, nội tâm, cách ứng xử …) + Có thể chọn một vài chi tiết mà tác giả miêu tả về nhân vật để minh chứng cho điều em viết về nhân vật. |
0,5
0,5 1,0 |
Câu 2 ( 5đ):
– Về hình thức: bài văn cần có 3 phần rõ ràng mở bài, thân bài và kết bài. – Về nội dung: 1. Mở bài – Thời gian: vào buổi tối cuối tuần. – Không gian:ngôi nhà của em. – Nhân vật: Những người thân trong gia đình. 2. Thân bài – Cách bài trí trong nhà, dưới bếp. (Chú ý các chi tiết, hình ảnh có liên quan đến Tết) – Không khí chuẩn bị ra sao? (Mọi người trong gia đình cùng nhau chuẩn bị… ) – Bàn ăn (hay mâm cơm) có những món gì? – Bữa ăn diễn ra đầm ấm, vui vẻ như thế nào? – Sau bữa ăn, mọi người làm gì? (uống nước, chuyện trò tâm sự…) 3. Kết bài – Cảm động và thích thú. – Mong có nhiều dịp được sum họp đầy đủ với người thân. – Nhận ra rằng gia đình quả là một tổ ấm không thể thiếu đối với mỗi con người. |
0,5
0,5 0,75 0,75 0,75 0,5 0,75 0,5 |