MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2021 – 2022
MÔN SINH HỌC – LỚP 9
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng | ||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
Chương I: Các thí nghiệm của Menđen |
C1.Biết được thế nào là lai phân tích | C14.Viết được sơ đồ lai trong bài toán lai | |||||||
Số câu
Số điểm Tỷ lệ % |
1 câu
0,25điểm 2,5% |
1 câu
2,0 điểm 20% |
2 câu
2,25đ 22,5 %
|
||||||
Chương II: Nhiễm sắc thể |
C3. Biết được cấu tạo của NST | C13.Nêu được những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân và ý nghĩa của nguyên phân | C2. Hiểu được quá trình giảm phân, qua đó tính được số NST trong TB con | C4. Phân biệt được nguyên phân và giảm phân |
|
||||
Số câu
Số điểm Tỷ lệ % |
1 câu
0,25điểm 2,5% |
1 câu
3,0 điểm 30% |
1 câu
0,25điểm 2,5% |
1 câu
0,25điểm 2,5% |
4 câu
3,75đ 37,5 % |
||||
Chương III: ADN và gen |
C5. Biết được cấu tạo của ADN
|
C6. Hiểu được điểm khác biệt giữa ADN và ARN
-C8. Hiểu được quá trình tạo ra ADN con qua nhân đôi |
|
C15a. Xác định được số lượng mỗi loại Nucleotit trong gen | C7. Tính được số phân tử ADN con tạo ra sau một số lần nguyên phân | C15b.Tính được số chu kỳ xoắn. | |||
Số câu
Số điểm Tỷ lệ % |
1 câu
0,25điểm 2,5% |
2 câu
0,5điểm 5% |
1 câu
1,0 điểm 10% |
1 câu
0,25điểm 2,5% |
1 câu
1,0 điểm 10% |
6 câu
3 đ 30%
|
|||
Chương IV: Biến dị | C9. Biết được các dạng đột biến | C10. Hiểu được nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST | – C11. Tính được số NST có trong các thể dị bội
– C12.Tính được số NST trong bộ NST của người bị Đao
|
||||||
Số câu
Số điểm Tỷ lệ % |
1 câu
0,25điểm 2,5% |
1 câu
0,25điểm 2,5% |
2 câu
0,5điểm 5% |
4 câu
1 đ 10% |
|||||
Tổng
Số câu Số điểm Tỷ lệ % |
4 câu 1,0 điểm 10% |
1 câu 3,0 điểm 30% |
4 câu 1,0 điểm 10% |
1 câu 2,0 điểm 20% |
2 câu 0,5 điểm 5% |
1 câu 1,0 điểm 10% |
2 câu 0,5 điểm 5 % |
1 câu 1,0 điểm 10% |
16 câu 10đ 100 %
|
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2021 – 2022 MÔN: Sinh học – LỚP 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) |
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1. Phép lai nào dưới đây được coi là phép lai phân tích:
- P: AA x AA B. P: Aa x Aa
- P: AA x Aa D. P: Aa x aa
Câu 2. Kết thúc quá trình giảm phân, số NST trong mỗi tế bào con là:
- Lưỡng bội ở trạng đơn B. Đơn bội ở trạng thái đơn
- Lưỡng bội ở trạng thái kép D. Đơn bội ở trạng thái kép
Câu 3. NST là cấu trúc có ở:
- Bên ngoài tế bào B. Trong nhân tế bào
- Trên màng tế bào D. Trong các bào quan
Câu 4. Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là:
- Nhân đôi NST
- Sự tiếp hợp của các NST kép tương đồng theo chiều dọc
- Phân li NST về 2 cực của tế bào
- Xoắn và tháo xoắn NST
Câu 5: Mỗi vòng xoắn của ADN có chứa :
- 10 Nuclêôtit B. 20 Nuclêôtit
- 30 Nuclêôtit D. 20 Cặp Nuclêôtit
Câu 6. Đặc điểm khác biệt giữa ARN so với phân tử ADN là:
- Là đại phân tử hữu cơ
- Chỉ có cấu trúc một mạch
- Có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
- Được cấu tạo từ 4 loại đơn phân
Câu 7. Có một phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần, thì số phân tử ADN con được tạo ra là:
- 5 B. 6 C. 7 D. 8
Câu 8. Trong mỗi phân tử ADN được tạo ra từ sự nhân đôi thì:
- Cả 2 mạch đều nhận từ ADN mẹ
- Chỉ có 1 mạch nhận từ ADN mẹ
- Cả 2 mạch đều được tổng hợp từ nguyên liệu môi trường
- Có nửa mạch được tổng hợp từ nguyên liệu môi trường
Câu 9. Đột biến làm thay đổi cấu trúc của NST là:
- Đột biến cấu trúc NST
- Đột biến gen
- Đột biến số lượng NST
- Cả a, b, c đều đúng
Câu 10. Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST:
- Do NST thường xuyên co xoắn trong phân bào
- Do tác động của các tác nhân vật lý, hóa học của ngoại cảnh
- Do sự tháo xoắn của các NST trong phân bào
- Do sự tự nhân đôi của NST
Câu 11: Thể một nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có:
- Thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó
- Thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó
- Thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó
- Thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó
Câu 12: Bệnh Đao ở người xảy ra là do trong tế bào sinh dưỡng:
- Có 3 NST ở cặp số 12 B. Có 3 NST ở cặp số 21
- Có 1 NST ở cặp số 12 D. Có 1 NST ở cặp số 21
PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 13. (3.0 điểm)
Nêu được những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân ? Ý nghĩa của nguyên phân ?
Câu 14. (2.0 điểm)
Ở một loài thực vật, tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Khi cho giao phấn giữa cây quả đỏ thuần chủng với cây quả vàng thu được F1 hoàn toàn cây quả đỏ. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau được F2. Viết sơ đồ lai từ P đến F2?
Câu 15. Một gen có chiều dài 4080 A0. Nucleotit loại A chiếm 15%. Hãy xác định:
- (1.0 điểm) Số lượng mỗi loại nucleotit của gen?
- (1.0 điểm) Số chu kỳ (vòng xoắn) của gen và khối lượng phân tử của gen.
Họ và tên học sinh:……………………………Số báo danh:……………….
HƯỚNG DẪN CHẤM
|
ĐỀ 01
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25đ
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án đúng | D | B | B | B | B | B | D | B | A | B | D | B |
PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 13
(3,0đ) |
* Ý nghĩa nguyên phân: – Np là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể – Np giúp duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào |
0.5
0.5
0.5 0.5 0.5
0.5 |
Câu 14
(2,0đ) |
– Quy ước gen: A- quả đỏ : a- quả vàng
– Sơ đồ lai: Ptc : AA x aa Gp : A a F1 : 100% Aa (quả đỏ) F1 x F1: Aa x Aa GF1: A, a A, a F2: KG: 1AA:2Aa:1aa KH: 3 quả đỏ: 1 quả vàng |
0.5
0.25
0.5 0.25
0.5
|
Câu 15
(2,0đ) |
a. N = 2L/3,4 = 2400 (Nu)
A = T = 15% → G = X = 35% (Vì A + G = 50%) A = T = 15% . 2400 = 360 (Nu) G = X = 35% .2400 = 840 (Nu) b. C = N/20 = 2400/20 = 120 vòng xoắn M = N.300 = 2400 . 300 = 720000 đvC |
0.5
0.25
0,25
0,5
0,5 |
Lưu ý: Học sinh diễn đạt cách khác mà đúng vẫn cho điểm tối đa.
Sinh 9:Tải về tại đây