Đề thi học kì 1 Sinh học 7năm 2021
Ma trận đề thi Sinh học lớp 7 học kì 1
Các chủ đề | Các mức độ nhận thức | |||||||||||
Nhận biết
(40%) |
Thông hiểu (30%) | Vận dụng cấp độ thấp (20%) | Vận dụng cấp độ cao (10%) | Tổng điểm | ||||||||
Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | |||||
1.ĐV nguyên sinh | ĐVNS sống ký tự dưỡng (Câu 1) | 5%= 0,5đ | ||||||||||
20%= 2điểm | 100%=0,5đ | |||||||||||
2.Ruột khoang | Di chuyển của Thủy tức (Câu 2) | |||||||||||
10%=1 điểm | 100%=0,5đ | 5%= 0,5đ | ||||||||||
3.Ngành Giun dẹp – giun tròn | Đặc điểm thích nghi với lối sống kí sinh của sán lá gan (câu 3) | 5%=0,5đ | ||||||||||
45%=4,5 điểm | 100%=0,5đ | |||||||||||
4.Ngành giun đốt | Hệ cơ quan mới xuất hiện ở giun đốt (Câu 4) | 5%=0,5đ | ||||||||||
25%=2,5 điểm | 100%=0,5đ | |||||||||||
5.Ngành Thân mềm | Đặc điểm của các đại diện ngành thân mềm (câu 7-1đ) | Ý nghĩa về cách dinh dưỡng của trai (câu 10-1đ) | 20%=2đ | |||||||||
50%=1đ | 50%=1đ | |||||||||||
6.Ngành Chân khớp | Đặc điểm chung ngành Chân khớp (câu 8-3đ) | -Giá trị thực phẩm của lớp giáp xác (câu 5-0,5đ)
-Đặc điểm gây hại mùa màng của châu chấu (câu 6-0,5đ) |
40%=4đ | |||||||||
75%=3đ | 25%=1đ | |||||||||||
7.Ngành ĐVCXS | Phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương (Câu 9.a – 1đ) | Bảo vệ nguồn lợi của cá (câu 9.b – 1đ) | 20%=2đ | |||||||||
Số câu
Tổng số điểm: 100%= 10 điểm |
2 câu = 1 điểm | 1 câu = 3 điểm | 3 câu = 2 điểm | 1 câu = 1 điểm | 2 câu = 1điểm | 1 câu =1 điểm | 1 câu = 1 điểm | 100%= 10 điểm | ||||
Đề thi Sinh học lớp 7 học kì 1 năm 2021
A.TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
I.Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Động vật nguyên sinh có khả năng tự dưỡng và dị dưỡng là:
A.trùng roi xanh
B.trùng biến hình
C.trùng giày
D.trùng kiết lị và trùng sốt rét.
Câu 2: Hình thức di chuyển của thủy tức là:
A.lộn đầu
B.bò trên cây;
C.kiểu sâu đo
D.chỉ có a và c đúng
Câu 3: Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với lối sống kí sinh là:
A.Mắt phát triển;
B.Giác bám phát triển;
C.Lông bơi phát triển;
D.Tất cả các đặc điểm trên
Câu 4: Ở giun đốt, xuất hiện hệ cơ quan mới so với các ngành trước nó là:
A.Hệ tiêu hóa;
B.Hệ thần kinh;
C.Hệ tuần hoàn;
- Hệ hô hấp.
Câu 5: Trong ngành Chân khớp, lớp nào có giá trị thực phẩm lớn nhất ?
A.Giáp xác;
B.Hình nhện;
C.Sâu bọ;
D.Lớp nhiều chân
Câu 6: Tại sao châu chấu bay đến đâu thì gây ra mất mùa đến đó?
A.châu chấu đậu vào hoa màu làm dập nát, thui chột, làm dập nát các phần non của cây.
B.Châu chấu phàm ăn, cắn phá cây dữ dội;
C.châu chấu mang theo bệnh gây hại hoa màu;
- Câu 7: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A.
Đại diện Thân mềm (A) | Đặc điểm (B) |
1.Trai
2.Sò 3.Ốc sên 4.Mực |
a/sống ở biển, bơi nhanh,vỏ tiêu giảm,
b/Sống ở nước ngọt,bò chậm chạp,có vỏ xoắn ốc c/sống vùi lấp ở biển, có 2 mảnh vỏ d/sống ở cạn, bò chậm chạp, có vỏ xoắn ốc. e/Sống vùi lấp ở nước ngọt, có 2 mảnh vỏ |
B.TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 8 : (3 điểm) Nêu đặc điểm chung của ngành Chân khớp.
Câu 9 (2điểm):
a/Nêu đặc điểm phân biệt giữa lớp cá sụn và lớp cá xương. Cho ví dụ.
b/Để bảo vệ nguồn lợi của cá ta cần phải làm gì?
Câu 10 (1 điểm): Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường nước?
Đáp án đề thi Sinh học lớp 7 học kì 1
A.Trắc nghiệm: (4 điểm)
I.Chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
A | D | B | C | A | B |
Mỗi câu đúng: 0,5 điểm
II.Ghép đôi: Câu 7: 1 điểm
1-e; 2-c; 3-d; 4 -a
Mỗi ý đúng: 0,25 điểm.
B.Tự luận: (6 điểm)
Câu 8(3 đ) : Đặc điểm chung của ngành Chân khớp:
-Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau———————————-1 điểm
-Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ—————————1 điểm
-Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với xự lột xác——————————1 điểm
Câu 9 (2 điểm):
Câu a/(1đ):
Đặc điểm để phân biệt lớp Cá sụn và lớp Cá xương là:
– Lớp cá sụn: Bộ xương bằng chất sụn, ví dụ như: Cá nhám, cá đuối…
– Lớp cá xương: Bộ xương bằng chất xương, ví dụ như: Cá chép, cá trắm…
(Mỗi ý đúng: 0,5điểm)
Câu b/(1đ): Để bảo vệ nguồn lợi cá thì ta cần:
– Tận dụng và cải tạo các vực nước tự nhiên để nuôi cá.
– Nghiên cứu, thuần hoá các loài cá mới có giá trị.
– Nghiêm cấm đánh bắt cá còn nhỏ, cá bố mẹ trong mùa sinh sản.
– Cấm đánh cá bằng mìn, bằng chất độc, bằng lưới có mắt lưới bé.
(Mỗi ý đúng: 0,25 điểm)
Câu 10: 1 điểm) Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa đối với môi trường nước:
Lọc nước, lấy các cặn vẩn ấy làm thức ăn và tiết chất nhờn kết dính các cặn vẩn ấy lắng xuống đáy bùn. Do đó, cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa làm sạch môi trường nước.
……………..