Đề thi học kì 1 Văn 7 năm 2021
Ma trận đề thi học kì 1 Văn 7
Tên chủ đề | Nhận biết
(cấp độ 1) |
Thông hiểu (cấp độ 2) | Vận dụng | Tổng cộng | ||
Vận dụng (cấp độ 3) | Vận dụng cao (cấp độ 4) | |||||
1. Đọc hiểu văn bản:
– Ngữ liệu: văn bản trong hoặc ngoài chương trình phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh. – Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh tương đương với văn bản được học trong chương trình. |
–Nhận biết các thông tin về văn bản, thể loại, phương thức biểu đạt…
– Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong văn bản. |
– Hiểu được ý nghĩa của các văn bản.
–Lí giải được ý nghĩa của các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật trong đoạn trích/ tác phẩm. |
Cảm nhận được ý nghĩa của một số hình ảnh đặc sắc của đoạn thơ/ bài thơ.
– Vận dụng được vào việc giải quyết các tình huống trong thực tế. |
Số câu: 3
Số điểm: 3,0 Tỉ lệ: 30% |
||
– Nhớ các khái niệm về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ. | – Hiểu được tác dụng của: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ.
– Nắm được yêu cầu trong chuẩn mực sử dụng từ. |
Số câu: 1
Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% |
||||
Số câu:
Số điểm: Tỉ lệ: % |
Số câu: 1
Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% |
Sốcâu:1
Số điểm: 2,0 Tỉ lệ: 20% |
Số câu: 1
Sốđiểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% |
Số câu: 3
Sốđiểm: 4,0 Tỉ lệ: 40% |
||
2. Tạo lập văn bản:
Tạo lập văn bản biểu cảm |
– Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết bài văn biểu cảm có kết hợp các yếu tố tự sự và miêu tả | Số câu: 1
Số điểm: 6,0 Tỉ lệ: 60% |
||||
Số câu:
Số điểm: Tỉ lệ: % |
1
1,0 10 |
1
2,0 20 |
1
1,0 10 |
1
6,0 60 |
4
10,0 100 |
|
Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Văn
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ……….
TRƯỜNG ………….. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7 Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề |
- ĐỌC HIỂU
Dù con đếm được cát sông
Nhưng không đếm được tấm lòng mẹ yêu
Dù con đo được sớm chiều
Nhưng không đo được tình yêu mẹ hiền
Dù con đi hết trăm miền
Nhưng tình của mẹ vẫn liền núi non
Dù con cản được sóng cồn
Nhưng không ngăn được tình thương mẹ dành
Dù con đến được trời xanh
Nhưng không đến được tâm hành mẹ đi
Dù con bất hiếu một khi
Tình thương mẹ vẫn thầm thì bên con
Dù cho con đã lớn khôn
Nhưng tình mẹ vẫn vuông tròn trước sau.
Ôi tình mẹ tựa trăng sao
Như hoa hồng thắm một màu thủy chung
Tình của mẹ lớn khôn cùng
Bao dung vạn loại dung thông đất trời.
Ôi tình mẹ đẹp tuyệt vời
Làm con hiếu thảo trọn đời khắc ghi!
( Thích Nhật Tử)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và thể thơ cuả văn bản trên. (1,0 điểm)
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ có trong bài thơ.(1,0 điểm)
Câu 3: Nêu nội dung đoạn thơ trên.(1,0 điểm)
Câu 4: Từ nội dung đoạn thơ em rút ra bài học gì cho bản thân.(1,0 điểm)
- LÀM VĂN (6 điểm)
Phát biểu cảm nghĩ bài thơ “Rằm tháng giêng” của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đáp án đề thi học kì 1 Văn 7
Câu | Đáp án | Điểm |
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN | ||
Câu 1 | – Thể thơ : Lục bát
– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm |
0,5.đ
0,5 đ |
Câu 2 | – Biện pháp tu từ điệp ngữ “ dù”
– Nhấn mạnh dù con có làm bao nhiêu cũng không thể sánh được bằng công lao, tình thương của mẹ dành cho con. |
0,5.đ
0,5.đ |
Câu 3 | – Người con có thể làm tất cả nhưng không thể nào hiểu hết được tấm lòng, tình yêu thương vô bờ bến của mẹ giành cho con.
– Nhắn nhủ người con phải biết hiếu thảo với mẹ. |
1,0.đ |
Câu 4 | – Quan tâm, chăm sóc giúp đỡ cha mẹ từ những việc nhỏ nhất.
– Phận làm con phải kính yêu, biết ơn, hiếu thảo với mẹ. – Làm tròn bổn phận của một người con. |
1,0. đ |
II. LÀM VĂN
*Yêu cầu hình thức : – Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn biểu cảm. – Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp. * Yêu cầu nội dung: |
||
Mở bài | – Giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, khái quát nội dung toàn bài. | 0,5.đ |
Thân bài | Học sinh biểu cảm được những nội dung sau: | |
a. Cảm nghĩ về hai câu thơ đầu: Thời gian và không gian trong hai câu thơ đầu tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân:
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi” Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân” – Thời gian: “rằm xuân”-> đêm rằm tháng giêng tròn đầy, từ láy “lồng lộng” trăng tràn cả không gian. – Điệp từ “xuân” được lặp lại 3 lần nối tiếp nhau để khẳng định sức sống của mùa xuân => Hai câu thơ đầu đã vẽ nên bức tranh đẹp về cảnh sắc núi rừng Việt Bắc, thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ. b. Cảm nghĩ về hai câu thơ cuối: “Giữa dòng bàn bạc việc quân – Câu thơ thứ ba gợi không khí mờ ảo của đêm trăng rừng nơi chiến khu Việt Bắc (yên ba thâm xứ). Nơi rừng sâu đó đang “Bàn việc quân” – việc hệ trong của cuộc kháng chiến gay go chống TDP. – Câu thơ cuối “khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” Thời gian: Đêm càng về khuya hơn ánh trăng “bát ngát”, ánh trăng về khuya vằng vặc lan tỏa khắp mọi nẻo không gian. – Qua đó thể hiện tinh thần lạc quan của Người, niềm tin vào tương lai của cách mạng. => Hai câu cuối thể hiện tinh thần lạc quan của HCM, ta càng kính yêu Người hơn. |
2,5. đ
2,5 đ |
|
Kết bài | Tóm lược đặc sắc nội dung, nghệ thuật bài “Rằm tháng giêng”. | 0,5 đ |
*Lưu ý: Tùy vào cách diễn đạt của học sinh để cho điểm phù hợp.